KHÁM PHÁ NGHIÊN CỨU TÁI TẠO/NHÂN RỘNG [REPLICATION STUDIES]

KHÁM PHÁ NGHIÊN CỨU TÁI TẠO/NHÂN RỘNG [REPLICATION STUDIES]

 

Bạn đã từng nghe nói đến “Nghiên cứu tái tạo/nhân rộng (replication studies)” chưa? 

Một vấn đề trong nghiên cứu là tính mình bạch và tính xác thực của kết quả nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra là liệu kết quả nghiên cứu được công bố có bị thao túng bởi ý chí cá nhân của tác giả hay không, hoặc có xảy ra sai sót trong kỹ thuật thống kê không? Hướng nghiên cứu mở/ nghiên cứu tái tạo/nhân rộng là giải pháp giải quyết vấn đề đó. 

TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn, trong khuôn khổ môn học Money Banking của lớp VNP29, vừa tổ chức một buổi học ngoại khoá về chủ đề “Nghiên cứu tái tạo/nhân rộng (replication studies)” với sự tham gia trình bày của TS. Hung Nguyen (Universität Bremen, SOCIUM, Đức), hiện đang là Research Fellow tại Political Economy of the Welfare State, Universität Bremen Zentrum für Sozialpolitik: Bremen, Bremen, DE. Trong buổi học TS. Hung Nguyen đã chia sẻ về các khái niệm phổ biến trong mảng replication studies/open science hiện nay như p-hacking, many-analysts approach (hướng tiếp cận đa tác giả), forking paths (các nhánh rẽ trên quá trình thực hiện nghiên cứu), hay multiverse analysis (đa vũ trụ phân tích). Đặc biệt là những câu chuyện thực tế trong nghiên cứu xung quanh cuộc khủng hoảng tái tạo/ nhân rộng (replication crisis) làm rõ nhu cầu thiết yếu của việc thực hiện khoa học mở.

Ngoài ra, TS. Hung Nguyen còn giới thiệu về dự án META-REP của Bộ Giáo Dục Đức cũng như một vài tạp chí chuyên về replication như Royal Society Open Science để cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của việc tái tạo và nhân rộng trong giới khoa học ở châu Âu. Phần này cho thấy cơ hội nghề nghiệp vô cùng tiềm năng khi theo đuổi khoa học mở và nghiên cứu tái tạo/nhân rộng. 

Phần cuối của bài giảng, TS. Hung Nguyen nói về quy trình (pipeline) để tìm một bài nghiên cứu và thực hiện tái tạo nó, cũng như những công cụ có thể hỗ trợ mình làm việc này (trong R hoặc STATA). 

Các bạn quan tâm đến nghiên cứu dự án META-REP, thể xem lại bài giảng tại đây.

Khám phá nghiên cứu tái tạo/nhân rộng - Replication studies

Leave a Reply