Tuyển dụng Trợ Lý Nghiên Cứu trong lĩnh vực Kinh tế Thực phẩm, Nông nghiệp và Nông thôn

Tuyển dụng Trợ Lý Nghiên Cứu trong lĩnh vực Kinh tế Thực phẩm, Nông nghiệp và Nông thôn

GIỚI THIỆU CHUNG

Giới thiệu: Nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế Thực phẩm, Nông nghiệp và Nông thôn (Food, Agricultural & Rural Economic – FARE) trực thuộc Đại học Kinh tế Tp. HCM (UEH) được thành lập theo Quyết định 304 của UEH. Hiện nay, nhóm đã và đang triển khai một số dự án trong nước cũng như quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mục tiêu: Mục tiêu chính của nhóm là i) Nghiên cứu: Thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chính sách và nghiên cứu ứng dụng; ii) Xuất bản: Công bố các bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín, các bài báo tư vấn chính sách và tư vấn doanh nghiệp; iii) Giảng dạy & Đào tạo: Chia sẻ các kiến thức nghiên cứu khoa học chung, các kiến chuyên ngành và kiến thức kinh doanh cho xã hội; (iv) Hợp tác: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn trong nước và quốc tế.

VÍ TRÍ TUYỂN DỤNG: RESEARCH ASSISTANT

Tuyển dụng: FARE đang và sẽ tiếp tục triển khai một số dự án nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng khác nhau, vì vậy nhóm cần tìm Trợ lý nghiên cứu với thông tin cụ thể như sau:

1. Mô tả công việc chung (phân công tùy theo khả năng)

– Tham gia viết đề cương, chuẩn bị hồ sơ dự án nghiên cứu, và xây dựng bảng hỏi

– Tìm kiếm các tài liệu và số liệu thứ cấp, khảo sát và thu thập số sơ cấp

– Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phương pháp khác nhau

– Trình bày các kết quả phân tích, viết các chuyên đề và báo cáo nghiên cứu

– Tham gia các hoạt động hội thảo khoa học, tư vấn chính sách và hỗ trợ giảng dạy

– Thực hiện các công việc khác được phân công.

2. Yêu cầu

– Thực sự đam mê và định hướng theo sự nghiệp tri thức (các điều kiện khác linh động)

– Trình độ: Thạc sĩ hoặc Đại học loại khá giỏi

– Kinh nghiệm: Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu và khả năng phân tích dữ liệu

– Anh văn: có khả năng đọc, dịch, viết và giao tiếp tốt

– Kỹ năng: có khả năng tập trung cao, sắp xếp công việc và thời gian hiệu quả

– Thái độ: yêu thích nghiên cứu, suy nghĩ tích cực, sẵn sàng học hỏi và có tư duy phản biện

3. Lợi ích

– Lương: Thỏa thuận theo năng lực, hoặc hưởng theo nhiệm vụ (tasks) và dự án được giao,

– Thưởng: Thưởng theo dự án, hàng năm và các lợi ích khác tùy đóng góp,

– Cơ hội học hỏi và phát triển sự nghiệp: Làm việc với các nhà nghiên cứu hàng đầu qua các dự án trong nước và quốc tế. Từng bước trở thành nhà nghiên cứu độc lập; phát triển kỹ năng viết bài báo khoa học quốc tế; phát triển quan hệ nghiên cứu, đào tạo trong nước và quốc tế. Được định hướng, hỗ trợ và có cơ hội nhận học bổng (hoặc tìm, giới thiệu học bổng) để học cao hơn.

– Môi trường làm việc: chuyên nghiệp, chia sẻ và đầy thử thách giúp các thành viên phát huy hết khả năng và đam mê của mình.

4. Hồ sơ và liên hệ

– Hồ sơ bao gồm (nộp online):

+ Sơ yếu lý lịch (tự thuật)

+ Bằng tốt nghiệp và bảng điểm

+ Bằng ngoại ngữ và các chứng chỉ khác

+ Luận văn tốt nghiệp hoặc bài nghiên cứu

+ Thư giới thiệu (nếu có).

– Liên hệ:

+ TS. Hoàng Văn Việt

+ Tel: 0903.688.447

+ Email: viet.hoang@ueh.edu.vn

THAM KHẢO

Một số dự án nghiên cứu

– Jambor, A., Hoang, V. et al. (2021-2025). Fostering the positive linkages between trade and sustainable development (TRADE4SD). Horizon2020, European Commission (Coming).

– Hoang, V. et al. (2019-2020). Developing a conceptual framework measuring the governance competitiveness and empirical test in District 1, Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City.

– Hoang, V. et al. (2017-2018). Development of benchmarking report on productivity and sustainable development for wood processing enterprises in Vietnam. International Labor Organization, the United Nations.

– Bogason, S., Hoang, V. et al. (2017-2020). The VALUMICS: Understanding Food Value Chains and Network Dynamics. Horizon2020, European Commission.

– Yannopoulou, N., Hoang, V. & Gorton, M. (2016-2018). Perceptions of Authenticity in Phu Quoc Fish Sauce Value Chain in Vietnam. Research grant, University of Newcastle.

– Gorton, M., Hoang, V. et al. (2016-2020). The STRENGTH2FOOD: Food quality for sustainability and health. Horizon2020, European Commission.

– Gorton, M., Hoang, V. & Garrod, G. (2016-2017). Understanding food consumer behaviour to enhance the competitiveness of Vietnam’s Fruit Sector: A Choice Experiment Approach. Research Grant, University of Newcastle & University of Economics HCM.

– Hubbard, C., Gorton, M., Tran, K. & Hoang, V. et al. (2016-2017). Adding Value to the Vietnamese Agri-food Sector. Newton Institutional Links, British Council.

– Tran, K. & Hoang, V. (2016-2017). Comparative Advantages of Alternative Crops: A Comparison Study in Ben Tre Province. Research grant, University of Economics HCM City.

– Hoang, V. et al. (2016-2017). Determinants of agricultural linkages: A qualitative and quantitative research in Vietnam. Research project, Ministry of Education & Training.

– Hoang, V. (2015-2016). Assessing the comparative advantage of agricultural exports in Vietnam. Research grant, University of Economics HCM City.

– Hoang, V. et al. (2015-2016). Da Xanh Pomelo market development strategy in Ben Tre province and fruit demand analysis. Research & Policy Project, Ben Tre Province.

– Hoang, V. (2013-2014). Ben Tre Da Xanh Pomelo value chain analysis. Research grant, University of Economics HCM City.

– Tran Khai & Hoang, V.et al. (2011-2013). Ben Tre coconut value chain analysis for the poor. IFAD and Ben Tre Province Government Poverty Reduction Program.

Một số công bố khoa học

– Hoang, V. (2020). Investigating the Agricultural Competitiveness of ASEAN Countries. Journal of Economic Studies, 47(2), pp. 307-332.

– Hoang, V., & Nguyen, A. (2019). PDO Phu Quoc Fish Sauce in Vietnam. In Sustainability of European Food Quality Schemes, pp. 549-567. Springer, Cham.

– Hoang, V., & Nguyen, A. (2019). PGI Buon Ma Thuot Coffee in Vietnam. In Sustainability of European Food Quality Schemes, pp. 265-285. Springer, Cham.

– Malak-Rawlikowska, A.; Majewski, E.; Wąs, A.; Borgen, S.O.; Csillag, P.; Donati, M.; Freeman, R.; Hoàng, V.; Lecoeur, J.-L.; Mancini, M.C.; Nguyen, A.; Saïdi, M.; Tocco, B.; Török, Á.; Veneziani, M.; Vittersø, G.; Wavresky, P (2019). Measuring the Economic, Environmental, and Social Sustainability of Short Food Supply Chains. Sustainability, 11(15), pp. 4004.

– Hoang, V. (2019). The Dynamics of Agricultural Intra-Industry Trade: A Comprehensive Case Study in Vietnam. Structural Change and Economic Dynamics, 49, pp. 74-82.

– Hoang, V. and Khai T. (2019). Comparative Advantages of Alternative Crops: A Comparison Study in Ben Tre, Mekong Delta, Vietnam. AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics, 11(1), pp. 35-47.

– Hoang, V. (2018). Investigating the Evolution of Agricultural Trade Specialization in Transition Economies: A Case Study from Vietnam. The International Trade Journal, 33(4), pp. 361-378.

– Hoang, V. (2018). Assessing the agricultural trade complementarity of the Association of Southeast Asian Nations countries. Agricultural Economics – Czech, 64, pp. 464–475.

– Hoang, V., Tran, K., Tu, B., Nguyen, V., and Nguyen, A. (2017). Agricultural Competitiveness of Vietnam by the RCA and the NRCA Indices, and Consistency of Competitiveness Indices. AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics, 9(4), pp. 53-67.

– Hoang, V., Tran, K., & Tu, B. (2017). Assessing the Agricultural Competitive Advantage by the RTA index: A Case Study in Vietnam. AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics, 9(3), pp. 15 – 26.

– Hoang, V. (2015). Value chain analysis and competitiveness assessment of Da Xanh Pomelo Sector in Ben Tre, Vietnam. Asian Social Science, 11(2), pp. 8-19.

– Hoang, V. (2014). Analyzing financial benefits of the value chain of Ben Tre Da Xanh Pomelo sector. Journal of Science, 2(35), pp. 39 (in Vietnamese).

– Hoang, V. (2014). Diversifying export markets for Ben Tre Da Xanh Pomelo sector. Journal of Development and Integration, 16(26), pp. 83 (in Vietnamese).

– Tran, K. & Hoang, V., et al. (2013). Estimate of Financial Benefits from Value Chain of Ben Tre Coconut. Journal of Economic Development, 215, pp. 147 (in Vietnamese).

Leave a Reply