ERIC FRESHER RESEARCH PROGRAM

Giới thiệu

ERIC Fresher Research Program là một chuỗi đào tạo kỹ năng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế dành cho các bạn sinh viên đại học. Chương trình được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin Nghiên cứu Kinh tế (ERIC), dưới sự quản lý của Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), nhận được sự tài trợ của Chương trình Cao học Việt Nam Hà Lan (VNP) và Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD Việt Nam) tại Đại học Kinh tế TP.HCM.

Mục tiêu chương trình

Nhằm giúp sinh viên làm quen và tham gia vào việc nghiên cứu trong thực tế, chuỗi đào tạo trong chương trình sẽ tập trung hướng đến các kỹ năng có tính thực hành trong nghiên cứu kinh tế. Chương trình được khởi xướng với mục tiêu chính là giúp các sinh viên trẻ, đam mê nghiên cứu, có thêm cơ hội trao dồi và cải thiện các kỹ năng và công cụ trong nghiên cứu bên cạnh các kiến thức trong trường. Tham gia chương trình, sinh viên sẽ lần lượt trải qua các bước trong một quá trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Chương trình sẽ bao gồm một chuỗi các khóa học ngắn và các buổi trao đổi về các chủ đề lần lượt theo quy trình của một nghiên cứu. Bên cạnh đó, xa hơn nữa, sinh viên có thể thực hành các kỹ năng được học trong các dự án thực tế, cũng như trở thành thực tập sinh của ERIC và các đối tác.

Nội dung chương trình

Nhấn mạnh đến các kỹ năng thực tế, trong chương trình, các bạn sinh viên sẽ được trải qua các bước của một quy trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Trọng tâm của chương trình sẽ bao gồm 5 khóa học ngắn về các kỹ năng nghiên cứu thực tế. Bao gồm Thu thập dữ liệu khảo sát cho nghiên cứu, Phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh với R, Ứng dụng GIS trong nghiên cứu kinh tế, Kỹ năng viết trong học thuật, Soạn thảo tài liệu với Latex. Bên cạnh các khóa học ngắn, sẽ là các buổi thảo luận với các thầy cô để hoàn thành nghiên cứu. Ngôn ngữ được sử dụng trong suốt chương trình học sẽ là tiếng việt.

Chương trình dự kiến kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 07/2021. Các khóa học sẽ được tổ chức vào cuối tuần, mỗi tuần hai buổi học. Mỗi khóa học sẽ có ít nhất ba buổi học. Dưới đây là mô tả chi tiết các khóa học:

Thu thập dữ liệu khảo sát cho nghiên cứu

Khóa học này nhằm mục tiêu giúp cho người học nắm vững kiến thức và kỹ năng thu thập dữ liệu khảo sát cho nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế. Khóa học này tập trung vào kỹ năng thực hành và ứng dụng. Kết thúc khóa huấn luyện người học sẽ được trang bị về 4 nội dung cơ bản: Kiến thức tổng quan về nghiên cứu khảo sát; Kỹ năng thiết kế khảo sát; Kỹ năng tổ chức khảo sát; Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong khảo sát.

Phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh với R

Nền tảng chính của khóa học này sẽ là phân tích các quyết định kinh tế và quản lý kinh doanh. Khóa học sẽ trình bày các kiến thức và kỹ năng thực tế thường được sử dụng bởi cả giới nghiên cứu và thực hành trong kinh tế và kinh doanh. Khóa học bao gồm ba phần chính, (1) phân tích khai phá dữ liệu, (2) mô hình kinh tế lượng và (3) phân tích hiệu quả phi tham số. Trong các phần sẽ bao gồm các ví dụ thực tế với phần hướng dẫn thực hành với R ngay tại lớp. Thêm nữa, khóa học cũng hướng tới mục tiêu cung cấp các gợi ý và chia sẻ trải nghiệm để giúp sinh viên tự học để thành thạo hơn trong việc khai phá các kỹ thuật mô hình dữ liệu cho mục đích phân tích kinh tế và kinh doanh.

Ứng dụng GIS trong nghiên cứu kinh tế

Khóa học này nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản hữu dụng về GIS trong nghiên cứu kinh tế. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể sử dụng các phần mềm về GIS thông dụng (như QGIS) để lưu trữ và quản lý dữ liệu về GIS, khai thác các nguồn dữ liệu về GIS sẵn có và đưa lên bản đồ các dữ liệu và thông tin kinh tế.

Kỹ năng viết trong học thuật

Khóa học này trang bị cho sinh viên kỹ năng viết học thuật cơ bản trong tiếng việt dựa trên các nguyên tắc viết trong tiếng anh. Các kỹ thuật được học có thể áp dụng cho việc viết khóa luận, luận văn và các dạng văn bản học thuật khác. Khóa học giới thiệu các yếu tố cơ bản của kỹ năng viết từ việc xây dựng các đoạn văn đơn giản đến hoàn thiện các bài luận thông qua các ví dụ học thuật và ngoài học thuật.

Soạn thảo tài liệu với Latex

Mục đích của khóa học này nhằm giới thiệu cho sinh viên về Latex, một công cụ soạn thảo tài liệu ưu việt hiện nay. Công cụ Latex giúp soạn thảo các tài liệu có tính chuyên nghiệp và chất lượng cao. Bên cạnh đó, Latex cũng là một phần mềm miễn phí và có mã nguồn mở.

Khóa học này nhắm đến việc tiết kiệm thời gian của sinh viên, tập trung vào nội dung của tài liệu thay vì học nhiều về các packages trong Latex. Trong khóa học này, người hướng dẫn sẽ tối thiểu hóa số lượng các packages và các câu lệnh để soạn thảo tài liệu. Thêm nữa người học cũng sẽ được hướng dẫn cách đưa các kết quả phân tích từ Stata/R vào Latex.

Đối tượng tham gia

  • sinh viên các trường đại học từ năm 2 trở lên
  • có đam mê trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế
  • ưu tiên sinh viên ngành/chuyên ngành kinh tế học hoặc có kiến thức nền tảng về kinh tế học
  • có kiến thức cơ bản về toán, thống kê và kinh tế lượng sẽ là một lợi thế
  • kỹ năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế

Ứng tuyển

Chương trình sẽ hoàn toàn được miễn phí. Các chi phí tham gia bao gồm học phí và tea breaks sẽ được tài trợ hoàn toàn.

Ứng viên quan tâm có thể gửi hồ sơ ứng tuyển tại đường link này. Hồ sơ ứng tuyển sẽ bao gồm thư nguyện vọng (motivation letter), bản tóm tắt ý tưởng nghiên cứu sơ khởi (concept note), CV và bảng điểm. Các tài liệu đều ở dạng file PDF. Hồ sơ ứng tuyển có thể được viết bằng tiếng anh hoặc tiếng việt.

Thư nguyện vọng (Motivation letter) (khoảng 1 trang) mô tả lý do ứng viên mong muốn tham gia khóa học; những kinh nghiệm, trải nghiệm nào thúc đẩy ứng viên theo đuổi khóa học này, bao gồm kinh nghiệm công việc, học tập, trải nghiệm cá nhân; các kinh nghiệm và trải nghiệm đó có thể dẫn đến thành tựu hay giá trị nhận được của ứng viên sau khóa học như thế nào; ứng viên mong muốn sẽ làm được gì sau khóa học và chủ đề nghiên cứu nào mà ứng viên quan tâm.

Bản tóm tắt ý tưởng nghiên cứu sơ khởi (Concept note) đơn giản sẽ là mô tả về một vấn đề nghiên cứu mà ứng viên đang quan tâm, cân nhắc đến tính khả thi của việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bản tóm tắt sẽ dài khoảng 2 trang, trong đó bàn luận ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu (từ hiện trạng rồi nhận diện vấn đề cần nghiên cứu); mục tiêu nghiên cứu (từ vấn đề nghiên cứu làm rõ cần nghiên cứu điều gì cụ thể); mô tả ngắn gọn về phương pháp sử dụng (phương pháp phân tích nào sẽ được sử dụng để hướng tới mục tiêu đó); yêu cầu dữ liệu và nguồn dữ liệu sử dụng (đơn vị và cấp độ dữ liệu: hộ gia đình/doanh nghiệp, cá nhân, tỉnh thành/quốc gia?)

Hạn cuối ứng tuyển là ngày 15/06/2021. Ban tổ chức sẽ xem xét các đơn ứng tuyển và chọn ra các ứng cử viên được mời tham gia phỏng vấn. Sau phỏng vấn, các ứng viên được chọn sẽ được thông báo vào ngày 25/06/2021 qua email. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua email eric@eepsea.org.

Vì một số lý do, hạn cuối ứng tuyển là ngày 30/06/2021. Ban tổ chức sẽ xem xét các đơn ứng tuyển và chọn ra các ứng cử viên được mời tham gia phỏng vấn. Sau phỏng vấn, các ứng viên được chọn sẽ được thông báo vào ngày 10/07/2021 qua email. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua email eric@eepsea.org.

[tnc-pdf-viewer-iframe file=”https://vi.vnp.edu.vn/wp-content/uploads/2021/06/call-brochure_vie_2_300.pdf” width=”100%” height=”800″ pagemode=”none” default_zoom=”auto” default_scroll=”3″ default_spread=”2″ language=”vi” download=”0″ print=”0″ fullscreen=”1″ zoom=”1″ open=”1″ pagenav=”0″ find=”0″ current_view=”1″ share=”0″ toggle_left=”1″ toggle_menu=”1″ rotate=”1″ logo=”0″ handtool=”1″ scroll=”1″ doc_prop=”0″ spread=”1″]

Sau thời gian xem xét qua hồ sơ các ứng viên ứng tuyển Chương trình ERIC FRESHER RESEARCH xin thông báo danh sách ứng viên trúng tuyển. 

STT

Họ và tên

Trường

1 Trương Thị Cẩm Tuyền Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
2 Danh Thị Quế Hân Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
3 Lê Duy Khánh Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Thị Tuyết Mơ Trường Đại học Tôn Đức Thắng
5 Huỳnh Yến Nhi Trường Đại học Kinh Tế – Luật
6 Nguyễn Mai Lan Anh Trường Đại học Kinh Tế – Luật
7 Nguyễn Thị Thanh Dung Trường Đại học Cần Thơ
8 Bùi Hồng Sơn Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
9 Bùi Đức Nghị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
10 Trương Diệu Anh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
11 Phan Thị Ngọc Dung Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
12 Võ Minh Sơn Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh