[Event-160708] Khóa học mùa hè 2016 JTD lần 10 (Pháp tài trợ)

«NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á”» – lần thứ 10 – Từ ngày 08 đến 16 tháng 7 năm 2016 Tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng, Việt Nam) PHIÊN TOÀN THỂ: thứ sáu ngày 8/7 và thứ bảy ngày

Start

July 8, 2016 - 12:00 am

End

July 16, 2016 - 12:00 am

Address

Đại Học Duy Tân, Đà Nẵng   View map
«NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á”»

– lần thứ 10 –

Từ ngày 08 đến 16 tháng 7 năm 2016

Tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng, Việt Nam)

PHIÊN TOÀN THỂ: thứ sáu ngày 8/7 và thứ bảy ngày 9/7

  • P1- Chuyển đổi năng lượng, Gaël Giraud, chuyên gia kinh tế (AFD Hội sở Paris)
  • P2- Hiểu về chuyển đổi năng lượng: cái nhìn mới từ góc độ các địa phương lãnh thổ, Sébastien Velut, chuyênnn gia địa lý (Đại học Paris 3)
  • P3- Năng lượng, chuyển đổi năng lượng: phương pháp tiếp cận nhân học xã hội, Pierre-Yves Lemeur, chuyên gia nhân học xã hội (IRD), Elsa Faugère (INRA)
  • P4- Thách thức trong phát triển ngành khai thác sinh khối-năng lượng: bổ trợ và/hoặc cạnh tranh với các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp?, Laurent Gazull, chuyên gia kinh tế nông nghiệp (CIRAD)
  • P5- « Quản lý đa tác nhân» và/hoặc « năng lượng tái tạo và thị trường năng lượng » với các hệ thống đa tác tử, Javier Quijano – Ủy ban năng lượng nguyên tử và năng lượng tha thế (CEA)

Tổng luận hai ngày tổng thể: Alexis Drogoul, IRD

 

BỐN LỚP HỌC CHUYÊN ĐỀ TRONG NĂM NGÀY: từ thứ hai ngày 11/7 đến thứ sáu ngày 15/7

 

Lớp chuyên đề 1. Công cụ tiếp cận ở góc độ địa phương với vấn đề chuyển đổi năng lượng, Dorothée Dussy, Elsa Faugère, Sébastien Velut

Lớp chuyên đề 1 bao gồm tám bài với 8 nội dung lớn, cung cấp các công cụ để tiếp cận vấn đề chuyển đổi năng lượng trong các bối cảnh khác nhau.

Mỗi bài trình bày sẽ giới thiệu một công cụ phương pháp luận cụ thể : vấn đề định nghĩa ; kết nối các thang độ phân tích theo quan điểm nhân học xã hội ; phân tích trường hợp ; xung đột trong sử dụng năng lượng ; các mạng lưới kỹ thuật và mạng lưới xã hội ; luật pháp và chuyển đổi năng lượng ; các tranh luận trong giới khoa học ; lãnh thổ, một loại hình phân tích.

Buổi học cuối cùng được dành cho việc chuẩn bị báo cáo thu hoạch sẽ được trình bày vào sáng thứ bẩy ngày 16.7.

Mỗi buổi học sẽ có hai bài trình bày (2x15p + 2x15p thảo luận) của học viên về nội dung một bài đọc gắn với chủ đề và công cụ nghiên cứu được giới thiệu của từng buổi. Nội dung lớn của các bài trình bày này sẽ được đưa vào trong bài báo cáo thu hoạch chung của cả lớp. Các công cụ được giới thiệu, các bài trình bày của học viên và thảo luận trong các buổi học sẽ phải làm sao giúp học viên định vị, mô tả, hiểu và phân tích được các thách thức khác nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau trong vấn đề chuyển đổi năng lượng đối với các nhóm dân cư khác nhau cùng sinh sống trên một vùng lãnh thổ.

 

Lớp chuyên đề 2. Các công cụ phân tích mới đối với ngành sản xuất năng lượng sinh học ở địa phương – phân tích về không gian, ma trận đất đai, thăm dò và đóng vai, Laurent Gazull, Hélène Dessard (Cirad, chuyên gia về thăm dò lãnh thổ), Denis Gautier (chuyên gia địa lý – chứng nhận đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu -, CIFOR/CIRAD)

Đặc thù chính của hệ thống năng lượng từ sinh khối là cần phải có nguồn cung cấp sinh khối. Trước khi được chuyển hóa thành năng lượng, sinh khối cần phải được sản xuất, thu gom hoặc thu hoạch, sơ chế và sau đó vận chuyển tới nơi sản xuất năng lượng.

Chuỗi cung ứng này có thể được hình thành ở cấp độ địa phương, quốc gia hoặc quốc tế. Đây là một nguồn thu nhập và việc làm đầy tiềm năng đặc biệt cho các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phát triển các chuỗi cung ứng năng lượng sinh khối cũng có thể có tác động lớn vì cần nhiều diện tích đất, tạo ra sự cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác đã có, ảnh hưởng tới canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như tới môi trường.

Lớp chuyên đề này sẽ tập trung xác định các tác động có thể có và cung cấp các công cụ cần thiết để nghiên cứu và tổ chức các chuỗi cung ứng này ở cấp độ địa phương. Bên cạnh các bài giảng lý thuyết cung cấp các khái niệm và phương pháp phân tích, lớp học cũng sẽ có các phần thảo luận nhóm để áp dụng các khái niệm cơ bản và các phương pháp phân tích đó vào nghiên cứu các trường hợp thực tiễn.

  • Buổi 1/ công cụ 1 : phân tích hệ thống một địa phương và một chuỗi cung ứng. Thảo luận nhóm về hoạt động sản xuất năng lượng từ cây hạt dầu (Shea) ở Burkina Faso (hoặc nguồn năng lượng từ củi đun ở Bamako).
  • Buổi 2/ công cụ 2 : tiếp cận hệ thống các đổi mới công nghệ để tìm hiểu, phân tích và dự ứng tác động của đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp (chẳng hạn canh tác một loại cây trồng mới cung cấp năng lượng) ở một địa phương. Thảo luận nhóm, phân tích trường hợp thất bại của cây dầu mè và trường hợp thành công của cây hạt điều ở Tây Phi.
  • Buổi 3/ công cụ 3 : các công cụ tham gia, phân tích một nguồn cung cấp năng lượng từ sinh khối : phương pháp quan sát tham gia, mô hình mô phỏng, đóng vai. Thảo luận nhóm về trò chơi đóng vai Djolibois – mô phỏng nguồn năng lượng từ củi đun ở một thành phố châu Phi.
  • Buổi 4/ công cụ 4 : nghiên cứu theo thời gian (prospective study), để xây dựng các kịch bản có thể có cho các nguồn cung cấp năng lượng khác nhau của một đơn vị lãnh thổ và hỗ trợ trong việc ra quyết định về quy hoạch và quản lý. Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp : các đơn vị lãnh thổ có nguồn năng lượng tích cực : đảm bảo sự tự chủ về năng lượng cho một làng không được kết nối điện lưới.

Giảng viên của lớp sẽ điều chỉnh các nghiên cứu trường hợp cho phù hợp với các tình huống có thể gặp ở khu vực Đông Nam Á.

 

Lớp chuyên đề 3. Sử dụng các mô hình tin học để hỗ trợ công tác thăm dò năng lượng và đồng hành cùng với các chính sách chuyển đổi năng lượng, Javier Quijano, Alexis Drogoul (IRD), Benoît Gaudou (Đại học Toulouse), Patrick Taillandier (Đại học Rouen), Julien Mazard (VI IRD Hà Nội), Võ Đức An (Đại học Đà Nẵng)

Lớp chuyên đề 3 tập trung vào các chính sách chuyển đổi năng lượng ở cấp độ một đô thị. Kịch bản đưa ra mang tính chất giả định nhưng cũng mang tính thực tiễn:

  • 1. Hoạt động sản xuất điện và phân phối điện được tập trung vào một doanh nghiệp duy nhất.
  • 2. Nhu cầu điện tăng do sự phát triển của đô thị và phát triển kinh tế (được phân tích dưới hình thức kịch bản giả định nhưng nếu có thể sẽ dựa trên các dữ liệu thực).
  • 3. Thực trạng đó dẫn tới tình trạng thiếu điện hoặc bão hòa, điều này có thể được tiếp cận theo nhiều cách, với một số hạn chế và ràng buộc
      • Đầu tư hạn chế
      • Hạn chế phát thải CO2
      • An toàn vận hành và khả năng kiểm soát hệ thống
  • 4. Một nhóm các giải pháp sẽ được đưa ra, nhằm giúp cho một nhà quản lý giả định có thể quyết định phương án chuyển đổi năng lượng cân bằng nhất có thể, có tính đến đặc điểm và hạn chế của các kịch bản khác nhau. Giải pháp được đưa ra có bao gồm cả việc sử dụng các thiết bị phát điện:
      • Từ năng lượng tái tạo không kiểm soát tự chủ được (gió, mặt trời),
      • Từ nhiên liệu hóa thạch (vd các nhà máy điện nhỏ ; máy phát điện, v.v.)

Lớp chuyên đề 3 sẽ chứng minh việc phối hợp các mô hình tin học khác nhau (mô hình đô thị, mô hình xã hội, mô hình năng lượng) có thể được sử dụng không chỉ để đánh giá thực trạng xuất phát điểm mà còn giúp xây dựng, khai thác và kiểm chứng các kịch bản chuyển đổi năng lượng khác nhau. Lớp cũng sẽ đề cập đến nhiều vấn đề phương pháp luận ; và sử dụng phần mềm mô hình hóa và mô phỏng GAMA.

 

Lớp chuyên đề 4. Kỹ thuật điều tra điền dã. Chương trình sử dụng biogaz ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, Pierre-Yves Le Meur, Olivier Tessier, chuyên gia nhân học xã hội (EFEO), Emmanuel Pannier (chuyên gia nhân học, nghiên cứu viên hợp đồng)

Mục tiêu của lớp điền dã là giúp học viên làm quen với các công cụ và phương pháp định tính trong khoa học xã hội thông qua việc thiết kế và thực hiện một nghiên cứu thực địa. Lớp học sẽ đề cập tới các bước khác nhau của của một nghiên cứu thực địa : từ xây dựng vấn đề nghiên cứu, tới xây dựng đối tượng nghiên cứu, xác định các giả thiết và trục của nghiên cứu, thu thập dữ liệu, sắp xếp phân loại dữ liệu và phân tích dữ liệu.

Điểm đặc thù của lớp điền dã là sử dụng phương pháp sư phạm thông qua áp dụng thực nghiệm : học viên được đào tạo thông qua việc thực hành các kỹ thuật và các bước điều tra thực địa, học viên chính là các điều tra viên và là các tác nhân chính của quá trình đào tạo. Tóm lại, với việc để cho học viên tham gia vào chính bài điều tra, lớp điền dã sẽ tạo ra các điều kiện phù hợp để giúp học viên tiếp thu được các cơ sở thực tế của phương pháp định tính trong nghiên cứu nhân học –xã hội, được rà đi rà lại giữa một bên là phương pháp và khái niệm lý thuyết và một bên là các kỹ thuật điểu tra thực địa (kết hợp giữa kỹ năng và thái độ của người nghiên cứu).

Lớp học được tổ chức với ba mảng chính :

  • Mảng một tập trung vào giới thiệu các kỹ thuật và phương pháp điều tra thực địa, một số khái niệm chủ chốt để tìm hiểu một thực tế xã hội;
  • Mảng hai tập trung vào việc giúp học viên áp dụng các kỹ thuật và phương pháp đã giới thiệu thông qua việc chuẩn bị và triển khai thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn, và sử dụng các phương thức truyền thống (quan sát, tham gia, khai thác các nguồn tư liệu viết, phỏng vấn, kỹ thuật thu thập thống kê, v.v.);
  • Mảng ba tập trung vào xử lý và đọc dữ liệu thu thập được. Trên cơ sở đó, lớp học sẽ làm bài tập thu hoạch giới thiệu về các bước đã thực hiện trong điều tra cũng như các kết quả điều tra chính.

CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ LỚP ĐIỀN DÃ

Ngày 1: Ngày học thứ nhất có hai phần.

Nội dung buổi sáng bao gồm:

  • (1) giới thiệu quy trình chung của một nghiên cứu định tính,
  • (2) các công cụ, kỹ thuật và phương pháp điều tra thực địa,
  • (3) một số khái niệm chính để tìm hiểu một thực tế xã hội,

Sau phần giới thiệu ngắn gọn về bối cảnh và vấn đề xuyên suốt của nghiên cứu sẽ thực hiện, trong buổi chiều, cả lớp sẽ tập trung xây dựng một « chiến lược » điều tra, bao gồm, xác định phương pháp luận, quy tắc điều tra, bảng gợi ý nội dung các câu hỏi phỏng vấn, xác định các chủ đề nghiên cứu và các giả thiết thăm dò ban đầu. Hoạt động này sẽ giúp chuẩn bị cho bước thu thập dữ liệu, qua đó, học việc sẽ thực sự « hoạt động điều tra » ngay từ ngày thực địa đầu tiên.

Các ngày từ 2 đến 4

Lớp học sẽ di chuyển xuống một (hoặc hai) xã để thực hiện điều tra thực địa, chủ đề điều tra sẽ được chia thành các tiểu chủ đề, chia cho các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ sẽ được chia thành các cặp, các cặp sẽ đi phỏng vấn và điều tra trong xã với sự hướng dẫn và góp ý của một giảng viên.

Ngày 5

Ngày học cuối cùng sẽ dành cho việc tổng hợp và xử lý dữ liệu thu thập được, làm báo cáo thu hoạch kết quả của cả lớp để trình bày ở buổi học toàn thể vào ngày cuối cùng của khóa học :

  • Theo cặp : i) thống kê các dữ liệu thu thập được ; ii) sắp xếp dữ liệu theo khung phân tích chung cho cả bốn cặp trong nhóm nhỏ ;
  • Theo nhóm nhỏ : i) tổng hợp dữ liệu ; ii) phân loại dữ liệu theo các nhóm chủ đề ;
  • Cả lớp : i) giới thiệu ngắn gọn kết quả đã sắp xếp và phân loại của từng nhóm nhỏ ; ii) xác định các nhóm dữ liệu xuyên suốt chung của cả nhóm, mối liên hệ giữa các chủ đề, những mâu thuẫn nếu có.
  • Làm bài báo cáo thu hoạch chung của cả lớp (PowerPoint)

 

Tổ chức lớp điền dã

Học viên của lớp sẽ được chia thành nhóm nhỏ tùy theo các chủ đề nghiên cứu. Mỗi giảng viên sẽ phụ trách một nhóm và hướng dẫn cho nhóm từ đầu đến cuối. Cụ thể, mỗi nhóm nhỏ sẽ chia thành 2 hoặc 3 cặp, giảng viên phụ trách nhóm sẽ lần lượt hướng dẫn và góp ý cho từng cặp trong nhóm. Mục tiêu là theo sát các nhóm trong quá trình điều tra 3 ngày tại thực địa và ngày cuối chuẩn bị cho bài báo cáo thu hoạch chung của lớp. Sau mỗi ngày điều tra, giảng viên sẽ họp tổng kết rút kinh nghiệm với nhóm vào buổi chiều hoặc buổi tối tại khách sạn.

Một trong những đặc điểm của lớp điền dã là giảng viên tham gia trực tiếp vào công việc điều tra của nhóm chứ không chỉ ở vị trí quan sát. Phần báo cáo tổng kết của nhóm sẽ được làm và bổ sung dần dần ngay từ những nội dung của phần họp tổng kết rút kinh nghiệm của mỗi ngày.

Trong các ngày thực địa, các nhóm sẽ không tương tác nhiều với nhau : phần tương tác này sẽ được thực hiện vào ngày học cuối của lớp, tức là ngày học tập trung để chuẩn bị cho bài báo cáo thu hoạch chung của cả lớp, các nhóm sẽ thảo luận chung với nhau để tìm ra mối liên hệ giữa các dữ liệu và kết quả phân tích của nhóm mình với các nhóm khác.

Công việc của mỗi nhóm cũng như việc hướng dẫn của giảng viên phụ trách sẽ xoay quanh bốn khía cạnh lớn của nghiên cứu định tính :

  • Xác định và lựa chọn khái niệm, khung phân tích và các lý thuyết-tranh luận liên quan đến nghiên cứu.
  • Lựa chọn và nắm được các kỹ thuật điều tra : trong quá trình phỏng vấn, đánh giá được mức độ làm chủ được các kỹ thuật điều tra (công cụ, phương pháp, phương pháp luận), mức độ tương tác với người được phỏng vấn, v.v. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, giảng viên sẽ nhận xét luôn tại chỗ cho từng cặp. Cụ thể, trong ba ngày điều tra, giảng viên phụ trách của từng nhóm sẽ đi phỏng vấn cùng mỗi cặp từ 2 đến 3 lần, từ đó đánh giá tại chỗ tiến triển của công việc thu thập dữ liệu (thái độ người tham gia phỏng vấn, ghi chép, khả năng phản ứng linh hoạt với câu trả lời của người được phỏng vấn cũng như đáp ứng với hướng hỏi mới và/hoặc từ bỏ một hướng câu hỏi nào đó không khả quan).
  • Xây dựng đối tượng nghiên cứu : Việc giảng viên đi cùng mỗi cặp trong quá trình phỏng vấn cũng như họp tổng kết rút kinh nghiệm buổi tối sẽ giúp dần xây dựng đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, trên cơ sở kết quả của điều tra thực hiện qua mỗi ngày cũng như đánh giá được tiến bộ của từng cặp. Cách làm này giúp cho học viên ý thức được là giai đoạn điều tra thực địa sẽ bao gồm luôn việc xử lý đồng thời thông tin thu thập được theo logic đi đi về về, rà qua rà lại giữa sản xuất và đọc dữ liệu. Khi họp tổng kết buổi tối, các nhóm sẽ kết nối dữ liệu thu thập được với nhau để dần dần hình thành nên đối tượng nghiên cứu mà không cần phải chờ đến giai đoạn sau thực địa : mức độ xác đáng của các giả thiết ban đầu, khung điều tra sẽ được đánh giá ngay qua từng buổi họp. Qua đó, đối tượng nghiên cứu sẽ dần dần được xây dựng theo quy trình rất năng động, và việc thực hiện điều tra trong ngày cũng có ảnh hưởng liên tục tới khung nghiên cứu.
  • Sử dụng kết quả : đây là bước khai thác các kết quả thu được từ điều tra thực địa, các cặp trong mỗi nhóm nhỏ sẽ thảo luận tương tác với nhau, sau đó các nhóm nhỏ sẽ thảo luận chung để giúp học viên có thể tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình, sử dụng những gì thu được từ thực địa, áp dụng phương pháp tích lũy (học cách chia sẻ và phối hợp dữ liệu và các trục phân tích).

TỔNG KẾT KHÓA HỌC: sáng thứ bảy ngày 16/7/2016.

* Ngày Chủ nhật (10/7) và chiều thứ tư (13/7): nghỉ tự do.

 

dangky

 

Leave a Reply

Liên hệ